Mỗi hãng mỗi kiểu, đôi lúc các chữ viết tắt gắn trên ôtô như đánh đố người tiêu dùng.
Cùng chỉ một công nghệ mà Honda thì có VTEC, Toyota gọi là VVT-i còn BMW khó hiểu
hơn với VANOS.
Từ khi khai sinh cách đây 120 năm, xe hơi kéo theo hàng loạt những thuật ngữ, từ viết tắt
mà dần dà chúng trở thành ngôn ngữ của riêng sản phẩm này. Trên một mẫu xe hay một
công nghệ bao giờ cũng cũng có chữ viết tắt đính kèm. Chẳng hạn, động cơ V8 hay V6,
chống bó cứng phanh ABS (Antilock brake system), điều hòa (A/C- Airconditioning), SRS
(túi khí) đã trở nên rất quen thuộc.
Tuy nhiên, có những từ viết tắt như thách thức hiểu biết của mọi người và rắc rối ở chỗ
chúng vẫn chỉ là một công nghệ, hay một thiết bị nào đó. Dường như, mỗi khi sáng tạo hay
cải tiến cái gì mới, các hãng lại cố nghĩ cho nó một cái tên để không bị lẫn với đối thủ khác.
Tương tự như vậy, sản phẩm cũng có “đuôi” theo sau khiến nhiều người mua xe hàng chục
năm mà không hiểu hết ý nghĩa của những từ viết tắt đó.
Không chỉ “dân thường”, những kỹ sư sừng sỏ trong làng công nghệ hay giới am hiểu ôtô đôi
lúc cũng phải bó tay trước từ viết tắt. Nhiều lúc, các hãng phát minh ra một từ chẳng liên quan
gì đến kỹ thuật mà chỉ chăm chăm vào mục đích marketing. Không những vậy, có những tình
huống oái oăm như cụm từ công bố chính thức lại chẳng có trong sổ tay sử dụng. Vì vậy, nếu
không hiểu những gì hãng nói, cách tốt nhất là bạn hãy gắn cho chúng một ý nghĩa chung chung.
Hệ thống điều chỉnh trục cam: GM gọi nó là VVT (variable valve timing – biến thiên thời điểm
đóng mở van nạp). Toyota sau khi cải tiến thì gọi thành VVT-i, với chữ “i” lấy từ từ
” intelligent – thông minh”. Honda gọi nó là VTEC, viết tắt từ cụm từ “Variable Valve-Timing and
Lift Electronic Control”, tích hợp trên động cơ của Honda Civic. BMW phức tạp hơn khi gọi
công nghệ này là VANOS còn Subaru không chịu kém cạnh dưới cái tên dài ngoằng Dual
AVCS (active valve control system)
Tất cả chúng đều ám chỉ quá trình tác động vào thời điểm mở và đóng van động cơ, thông qua
trục cam. Tuy nhiên, mỗi hãng ứng dụng dưới một hình thức, tác động vào một hay nhiều thông
số nên tên gọi cũng vì thế mà khác nhau. Một vài hãng dựa vào áp suất dầu động cơ để thay đổi
vị trí trục cam theo trục khuỷu, trong khi có hãng lại dùng các con đội.
Hệ thống cân bằng điện tử: Đây là công nghệ do hãng thiết bị nổi tiếng Bosch phát minh và
được Mercedes sử dụng trên các mẫu xe hạng sang cao cấp S-class. Tên gọi đầu tiên của hệ thống
này là ESP (Stabilitätsprogramm – chương trình cân bằng điện tử) nhưng sau đó Bosch thương mại
hóa dưới cái tên ESC (Electronic Stability Control). ESC hoạt động bằng cách can thiệp vào phanh,
giảm công suất động cơ trong trường hợp một trong các bánh mất độ bám đường. ESC chỉ là công
cụ để lái xe giữ chắc tay lái và nó không thể thắng được các quy luật vật lý.
Dù Bosch, một hãng thứ ba phát minh ra kỹ thuật này, ESC vẫn bị cách điệu thành những cái tên khác
như VSA (Vehicle Stability Assist – hệ thống hỗ trợ cân bằng) của Audi, VDC (Vehicle Dynamic
Control – kiểm soát động lực xe), DSC (Dynamic Stability Control – kiểm soát cân bằng động lực).
Thậm chí, Maserati, hãng siêu xe của Italy, chuyển nó thành riêng của mình là MSP (Maserati
Stability Program). Nếu không chú ý, rất nhiều người lầm tưởng những chữ cái này thể hiện cho
các công nghệ hoàn toàn khác nhau.